17/07/2020
Tokyo là thành phố lớn nhất của Nhật Bản, gắn với tên tuổi các công ty thiết kế, kiến trúc sư nổi tiếng như Nikken Sekkei, Herzog & De Meuron, Toyo Ito, Kengo Kuma, Sou Fujimoto, Kenzo Tange, OMA và Kazuyo Sejima. Tương tự như Berlin, kiến trúc Tokyo hiện nay cực kì hiện đại nhờ vào sự suy tàn của nó ở thế kỉ 20.
Tokyo là thành phố lớn nhất của Nhật Bản, gắn với tên tuổi các công ty thiết kế, kiến trúc sư nổi tiếng như Nikken Sekkei, Herzog & De Meuron, Toyo Ito, Kengo Kuma, Sou Fujimoto, Kenzo Tange, OMA và Kazuyo Sejima. Tương tự như Berlin, kiến trúc Tokyo hiện nay cực kì hiện đại nhờ vào sự suy tàn của nó ở thế kỉ 20. Kiến trúc tối giản và những thử nghiệm của nó đã thu hút sự chú ý của thế giới và thu về một lượng du khách đáng kể đến thủ đô của Nhật Bản mỗi năm. Các công nghệ mới và những truyền thống xưa cũ được kết hợp với nhau để xây dựng nên thành phố này, mang đến cho nó tính độc đáo trong kiến trúc và thiết kế cùng với sự phong phú trong cách xây dựng với bê tông, gỗ và kính.
Danh sách sau đây giới thiệu 25 công trình đương đại và mang tính biểu tượng của thành phố này.
Tọa lạc tại Ginza, khu thương mại nổi tiếng nhất Nhật Bản và cũng đối mặt với ngã tư lớn Sukiyabashi, Tokyu Plaza Ginza là một tòa nhà thương mại lớn với diện tích sàn 50.000m2. Địa điểm này nằm tại điểm kết nối với Yurakucho và quận Hibiya, và có thể được mô tả như là “Cửa ngõ của Ginza”. Vị trí này được bao quanh bởi những con đường ở tất các mặt, dự án là “một phát triển toàn khối”, một trường hợp hiếm hoi ở quận này.
Dựa trên concept “Con tàu ánh sáng”, công trình được thiết kế như một con tàu bằng kính được lấy cảm hứng từ nghề cắt kính truyền thống của Nhật Bản “Edo Kiriko”. Để hiện thực hóa một công trình thương mại mà tương tác với thành phố, mặt đứng chủ yếu làm từ kính mà phản ánh các hoạt động của thành phố và cho một cảm giác về tính đô thị. Sự phản chiếu của cảnh quan thành phố và khí hậu xung quanh làm cho công trình này hòa vào toàn bộ cảnh quan bên trong thành phố. Tokyu Ginza Plaza là một bổ sung hài hòa cho cảnh quan đô thị Ginza.
Để thể hiện đặc điểm của thương hiệu Yamaha, nhà sản xuất nhạc cụ hàng đầu Nhật Bản và cụ thể hóa thiết kế kiến trúc, những chủ đề cơ bản của kiến trúc được đặt ra đó là “một tòa nhà toát lên được cảm giác về âm thanh và âm nhạc” và “sự hợp nhất giữa truyền thống và sự đổi mới”. Để công trình đạt được hình ảnh concept, một không gian thông tầng được kết nối, đối diện với đường phố được hoàn thiện bằng vật liệu gỗ với những đường cong giống như các nhạc cụ hơi bộ gỗ.
Mặt đứng mới của Louis Vuitton Matsuya Ginza được lấy cảm hứng từ nghệ thuật của Ginza, thành phố từng được biết đến với thiết kế art deco. Ginza là cửa ngõ vào Tokyo, liền kề với Shimbashi, nơi bắt đầu của tuyến đường ray đầu tiên tại Nhật Bản, kéo dài đến cảng và dẫn ra nước ngoài. Bầu không khí “hiện đại” của bộ mặt Ginza có được từ họa tiết art deco trong mối liên hệ đến edo-komon, hoa văn truyền thống Tokyo và các hoa văn hình học được cách điệu và có nhiều tính trừu tượng trong sự lặp lại. Từ edo-komon đến art deco, từ art deco đến các damier mềm mại của Louis Vuitton. Đây là cuộc hành trình tìm về lịch sử của Ginza.
Ginza là một trong những khu thương mại nổi tiếng nhất trên thế giới. Marronnier Street là một con đường năng động, duyên dáng với những tòa nhà được thiết kế sáng tạo. Thiết kế Tòa nhà DE BEERS Ginza nhằm phản ánh khung cảnh đường phố phức tạp của Ginza và phù hợp với bối cảnh năng động này.
Xuyên suốt lịch sử, quận Ginza là nơi ươm mầm cho các xu hướng thiết kế phản ánh thời đại thay đổi. Thiết kế của nó nhằm phản ánh sự phấn khích và tầm quan trọng của ngoại hình luôn thay đổi.
Một trong những dự án mang tính biểu tượng nhất của Nhật Bản – Trung tâm báo chí và phát thanh truyền hình Shizuoka của kiến trúc sư nổi tiếng Kenzo Tange. Công trình được xây dựng vào năm 1967, tòa nhà này là hiện thực hóa không gian đầu tiên của các ý tưởng “Chuyển hóa luận” của ông về tăng trưởng cấu trúc lấy cảm hứng từ tính hữu cơ, được phát triển vào cuối những năm 1950. Trung tâm Báo chí và Phát thanh truyền hình có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với quy mô tương đối nhỏ của nó, bao trùm các khái niệm về trật tự Chuyển hóa mới trong kiến trúc và quy hoạch đô thị thịnh hành ở Nhật Bản sau Thế chiến II.
Kiến trúc sư Kurokawa đã sáng tạo ra tòa tháp Nakagin Capsule vào năm 1972, đây là thiết kế kiến trúc viên nang đầu tiên. Các mô-đun được tạo ra với ý định trở thành nhà ở du lịch dành cho các doanh nhân làm việc tại trung tâm Tokyo trong tuần. Nó là một nguyên mẫu cho kiến trúc về tính bền vững và khả năng tái chế, vì mỗi mô-đun có thể được cắm vào lõi trung tâm và được thay thế hoặc trao đổi khi cần thiết.
Công chúng hoàn toàn có thể tiếp cận được với tốc độ điên cuồng của môi trường đô thị, trung tâm nghệ thuật nổi tiếng của thành phố tổ chức nhiều sự kiện trao đổi và văn hóa toàn cầu trong một khu phức hợp bao gồm một trong những cấu trúc táo bạo nhất từng được xây dựng tại Nhật Bản.
Mô tả từ kiến trúc sư về công trình này là một chiếc hộp được đặt trực tiếp ở mặt đường, với nắp hơi mở để đánh dấu lối vào và cho phép người đi bộ nhìn vào bên trong, sau đó họ mới nhận ra tòa nhà là một cửa hàng. Công trình giống ngôi nhà hơn là cửa hàng, với tính ẩn nhiều hơn tính mở, kiệm lời hơn là ngông cuồng, mờ đục hơn là trong suốt.
Mặc dù đường phố không phải là nơi khuyến khích sự chậm trễ và nhìn ngó xung quanh, nhưng chính cửa hàng là một cử chỉ đưa ra lời mời gọi vào trong và ở lại một lúc.
Tòa nhà thương mại tám tầng này nằm trên một lô góc ở góc phải của một con hẻm và Đại lộ Omotesando và được bao quanh bởi Tòa nhà Omotesando hình chữ L (Tod) được thiết kế bởi Toyo Ito. Mặt đứng của công trình cũ trước đây quay mặt về Omotesando, vì vậy mặt bên đối diện với con hẻm đã phơi bày một cách lúng túng như thể mặt sau của tòa nhà. Do đó, dự án cố gắng thay đổi mối quan hệ với tòa nhà Tod bằng cách tạo ra một đường chéo với một vòng tròn có hình dạng không đều. Việc này giúp tối đa hóa tính năng của lô góc và làm nổi bật mặt đứng của tòa nhà Tod ở bên trong, tạo ra một sức mạnh cộng sinh cho tổng thể.
Cửa hàng flagship Coach là một địa chỉ hai tầng nằm trên Omotesando, một hành lang bán lẻ nổi bật ở Tokyo. OMA tích hợp kệ trưng bày vào mặt tiền, truyền đạt sự liền mạch hiện diện thương hiệu từ trong ra ngoài.
Được xây dựng cho Thế vận hội Olympic mùa hè 1964 tại Tokyo, Nhật Bản, nhà thi đấu quốc gia Yoyogi đã trở thành một biểu tượng kiến trúc cho thiết kế kết hợp giữa thẩm mỹ hiện đại phương Tây và kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Mái nhà năng động lơ lửng và vật liệu thô của công trình tạo nên một trong những hồ sơ xây dựng mang tính biểu tượng nhất trên thế giới.
Đây là tòa nhà của một công ty hoạch định và thương mại dệt may, nơi xử lý toàn bộ quá trình từ sản xuất đến bán lẻ. Khu đất nằm ở vị trí thuận lợi gần thủ phủ thời trang Harajuku. Đơn vị này tập trung kinh doanh quần áo nữ, vì vậy concept thiết kế tòa nhà như một phép ẩn dụ về vẻ đẹp phụ nữ phù hợp để thể hiện bản sắc công ty, với các thành phần đặc trưng nhất là hai bề mặt tường cong làm chủ toàn bộ không gian.
Tháp Mode Gakuen Cocoon nằm ở quận cao tầng đặc biệt Nishi-Shinjuku của Tokyo và có 3 trường khác nhau: Tokyo Mode Gakuen (thời trang), HAL Tokyo (CNTT và nội dung số) và Shuto Iko (điều trị và chăm sóc y tế). Hình dáng sáng tạo của tòa nhà và mặt tiền cắt cạnh mới mẻ thể hiện concept độc đáo “Cocoon”. Được ôm ấp trong hình thức ươm tạo này, sinh viên được truyền cảm hứng để sáng tạo, phát triển và biến đổi.
Spiral là một tòa nhà của kiến trúc sư Fumihiko Maki ở Aoyama. Nó được ủy quyền bởi công ty đồ lót Wacoal và được hoàn thành vào năm 1985. Đây là một tòa nhà đa năng, với không gian trưng bày, hội trường đa năng, quán cà phê, nhà hàng và quán bar và cửa hàng. Đặc điểm nổi bật của tòa nhà là một đường dốc xoắn ốc (đường kính 15m) bao quanh không gian phòng trưng bày phía sau và lên tầng hai. Mặt tiền bên ngoài bằng nhôm và kính phản ánh bản chất lộn xộn của cảnh quan đường phố xung quanh.
Công trình với những chiếc mái nghiêng xếp chồng này là một điểm nhấn thu hút cho khu vực đồng thời còn là nơi cung cấp các không gian hội họp, triển lãm, giao lưu và thông tin hướng dẫn cần thiết cho khách tham quan các địa điểm du lịch ở Nhật Bản và quốc tế.
Một trong những công trình gây chú ý của kiến trúc sư Sou Fujimoto, nhà NA được thiết kế cho một cặp vợ chồng trẻ trong một khu phố yên tĩnh ở Tokyo, ngôi nhà trong suốt tương phản với những bức tường bê tông điển hình được thấy ở Nhật bản. Gắn với concept sống trong một cái cây, nội thất bên trong gồm 21 tấm sàn riêng lẻ, nằm ở nhiều độ cao khác nhau, thỏa mãn mong muốn được sống như những người du mục trong chính ngôi nhà của mình của gia chủ.
Một công trình có vẻ ngoài im lặng như một biển chỉ dẫn vào bên trong qua một kẻ hở của khe đá tìm đến hang động bí mật. Đi qua khoảng trống với ánh sáng lờ mờ bên trong, đột nhiên dẫn bạn đến một không gian mở hoàn toàn trái ngược với những gì bạn vừa trải qua, cảm giác về một không gian tạo ra lỗ hổng có thể thư giãn và nghỉ ngơi cho cá nhân, đồng thời có thể tận hưởng từ sự tiện lợi của trung tâm thành phố chính là ý tưởng của công trình này.
Công trình nhà hát Za Koenji được thiết kế bởi kiến trúc sư Toyo Ito, là một khối màu đen ấn tượng ở thành phố Suginami, Tokyo và được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận Creative Theater Network (CTN).
Kiến trúc sư Nhật bản Kazuyo Sejima đã hoàn thành “Shibaura house”, một công tình nhiều tầng có các không gian workshop linh hoạt nằm ở Shibaura, Tokyo. Trung tâm mới nhộn nhịp này nằm trong khu thương mại với một khoảng cách ngắn đi bộ từ tuyến giao thông chính, mang đến nhiều khu vực đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau, có khả năng hỗ trợ đa dạng các chức năng và hoạt động, từ cá nhân cho đến nhóm, để gặp gỡ, hội thảo, sự kiện, các khóa học hay triển lãm.
Asahi Beer Hall là một trong những tòa nhà của trụ sở Asahi Breweries nằm ở bờ đông sông Sumida ở Tokyo. Nó được thiết kế bởi nhà thiết kế người Pháp Philippe Starck và được hoàn thành vào năm 1989. Công trình được coi là một trong những cấu trúc hiện đại dễ nhận biết nhất của Tokyo.
Nhà thờ Saint Mary ở Tokyo của kiến trúc sư tài ba Kenzo Tange chắc chắn là một công trình vượt thời gian. Bạn có thể nói rằng công trình được xây dựng từ hôm qua thay vì 50 năm về trước.
ONE @ Tokyo là một loại khách sạn mới nằm gần Tokyo Sky Tree trong khu đô thị dày đặc của Oshiage. Trước đây là một trong những quận sống động nhất ở Tokyo, Oshiage phát triển nhanh chóng nhờ ngành sản xuất công nghiệp nhẹ. Công trình sử dụng tấm xi măng đùn ép và tấm màn gỗ gợi nhắc lại những nhà máy nhỏ trước đây từng đứng cạnh nhau.
Dự án này là một thư viện mới cho một trường đại học nổi tiếng ở Nhật Bản. Công việc này gồm việc thiết kế một thư viện mới và tân trang lại tòa nhà hiện hữu trở thành một phòng trưng bày nghệ thuật, thành quả cuối cùng là tạo ra một công trình tích hợp cả thư viện và phòng trưng bày nghệ thuật.
Đây là một thư viện cho một trường đại học nghệ thuật nằm ở ngoại ô Tokyo. Đi qua cổng chính, địa điểm này nằm phía sau một khu vườn trước với nhiều cây lớn nhỏ và trải dài trên một con dốc thoai thoải. Điểm dễ nhận thấy chính là những vòm cong đặc trưng trong thiết kế, giúp kết nối trong ngoài, tạo cảm giác trôi chảy, liền mạch và mở rộng tầm nhìn và không gian cho người sử dụng.
Tọa lạc bên bờ vịnh Tokyo, công trình là một tâm điểm của quận Harumi. Tháp Harumi là một phần rất lớn của bối cảnh đô thị. Mặc dù chúng giống nhau về mặt hình khối, những tòa nhà này như những người anh em với hai thiết kế độc đáo với những tính cách riêng, hình ảnh và những chuyển động riêng, trong sự giao tiếp và hòa hợp với nhau.
Richard Meier nhận xét: “Có cơ hội hợp tác với Công ty Mitsubishi Jisho và tập đoàn Kajima cho phép chúng tôi tiếp tục khám phá và phát triển các dự án dân cư. Dự án này ở Tokyo bao gồm hai tòa nhà nhưng quan trọng hơn là một không gian công cộng quy mô lớn sẽ phục vụ khu phố và kết nối nó với một lối đi dạo tráng lệ ở vịnh. Đây sẽ là một liên kết sâu sắc giữa khu dân cư và quy mô đô thị, và các tòa nhà sẽ trở thành một cửa ngõ vào thành phố tạo cảm giác về nơi chốn cho mọi người dân của Tokyo và Nhật Bản.
Theo Anh Tuan (Designs.vn) – Biên dịch từ Archdaily