Số | Thiên Can |
1 | Giáp và Ất |
2 | Bính và Đinh |
3 | Mậu và Kỷ |
4 | Canh và Tân |
5 | Nhâm và Quý |
1. Khái Niệm Và Nguồn Gốc Của Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Các yếu tố liên quan đến Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ hay Ngũ Hành có vai trò quan trọng và tác động rất nhiều đến cuộc sống, văn hóa xã hội của con người ngày nay.
Khái Niệm
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là 5 yếu tố trong thuyết Ngũ Hành.
Theo thuyết Ngũ Hành thì vạn vật trong vũ trụ đều được cấu thành từ 5 yếu tố trên, chúng chuyển hóa, biến động không ngừng và luôn tác động qua lẫn nhau.
Cụ thể:
– Ngũ là 5 yếu tố cơ bản đại diện cho 5 loại vật chất và trạng thái gồm:
- KIM: đại diện cho kim loại ở các trạng thái và hình dạng khác nhau. Điều này biểu thị cho những chuyển động, cải cách, tân tiến và đổi mới.
- MỘC: đại diện cho cây cối, hấp thụ những dưỡng chất từ đất và nước để sinh sôi, phát triển đồng thời lấy nguồn năng lượng từ mặt trời để vươn lên. Điều này biểu thị sự phát triển không ngừng nghỉ của quy luật tự nhiên.
- THỦY: đại diện cho nước, vận vật không thể sống mà thiếu nước. Sự biến đổi hình thái linh hoạt của nước tượng trưng cho những thích nghi mới theo biến đổi của tự nhiên.
- HỎA: đại diện cho lửa, có khả năng bùng cháy sau khi được châm ngòi. Lửa có thể nung chảy kim loại để tái định hình kim loại, mang đến ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật nhưng cũng có thể thiêu rụi cây cối về cát bụi.
- THỔ: đại diện cho đất, cội nguồn của vạn vật, thực hiện chức năng sinh hóa và nuôi dưỡng.
– Hành là sự chuyển động và tương tác của 5 yếu tố trên.
Nguồn Gốc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Theo nhiều tài liệu, nguồn gốc của thuyết Ngũ Hành bắt đầu từ Trung Quốc cổ xưa, khởi đầu từ thời Hoàng Đế (2879 – 253 trước công nguyên), tương đương thời thứ 18 đời vua Hùng tại nước ta.
Cho đến hiện tại thì thuyết Ngũ Hành vẫn có một vai trò quan trọng, tác động đến cuộc sống của con người.
Ngũ Hành có bản chất là luân chuyển, lưu hành và biến đổi không ngừng. Năm yếu tố cấu thành là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tồn tại song song và luôn tác động qua lại. Ngũ Hành không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, chuyển động không ngừng theo không gian và thời gian.
2. Quy Luật Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Tương Sinh Tương Khắc
Để vũ trụ luôn ở trạng thái cân bằng thì Ngũ Hành được vận hành theo quy luật tương sinh tương khắc. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập mà luôn song hành và không thể nào tác rời. Bởi nếu sinh không khắc thì sẽ tạo nên sự phát triển cục bộ, khắc không sinh thì sẽ không thể nào sinh trưởng, phát triển.
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Tương Sinh
Trong Ngũ Hành, tương sinh có nghĩa là 5 yếu tố cơ bản sẽ luôn có sự hỗ trợ để thúc đẩy nhau cùng phát triển sẽ bao gồm hai phương diện là cái sinh ra và cái được sinh ra. Cụ thể:
- Mộc sinh Hỏa: Cây cối là nguyên liệu để đốt cháy lửa.
- Hỏa sinh Thổ: Cây cối hay vạn vật khi được đốt cháy thì cuối cùng cũng thành cát bụi và trở về với đất.
- Thổ sinh Kim: Trải qua quá trình biến hóa theo thời gian, kim loại nằm sâu trong lòng đất được hình thành.
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung nóng với nhiệt độ cao thì sẽ chuyển hóa thành Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Bất kể cây cối hay sinh vật nào cũng cần có nước để phát triển và duy trì sự sống.
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Tương Khắc
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các yếu tố theo Ngũ Hành cần phải áp chế ở mức độ nhất định để vạn vật luôn cân bằng, tránh quá mức dẫn đến hủy diệt, gồm 2 phương diện là cái nó khắc và cái khắc nó. Cụ thể:
- Thủy khắc Hỏa: Lửa gặp nước sẽ phải dập tắt.
- Hỏa khắc Kim: Lửa có thể nung chảy kim loại khi đạt đến một nhiệt độ nhất định.
- Kim khắc Mộc: Kim loại tạo ra các vật dụng có để đốn cây dù lớn hay nhỏ.
- Mộc khắc Thổ: Kết cấu đất sẽ bị phá vỡ bởi rễ cây mà mất chất dinh dưỡng, nước do cây hấp thụ để sinh trưởng.
- Thổ khắc Thủy: Dòng chảy của nước sẽ bị ngăn chặn bởi những gò đất cao.
Ngũ Hành Phản Sinh
Bên cạnh Ngũ Hành tương sinh tương khắc thì còn có quy luật phản sinh, cái gì có quá nhiều cũng không tốt vì sẽ gây ra tác dụng ngược.
- Mộc sinh Hỏa nhưng nếu cây cối quá nhiều, ngọn lửa lớn sẽ thiêu rụi tất cả. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, đặc biệt là môi trường sinh thái.
- Hỏa sinh Thổ nhưng ngọn lửa quá lớn sẽ biến mọi thứ tiêu tan.
- Kim được hình thành khi có Thổ nhưng Thổ quá nhiều vùi lấp Kim.
- Kim sinh Thủy nhưng Kim quá nhiều, dòng chảy của nước cũng có thể bị tắc nghẽn và đục dần.
- Không có nước cây cối không thể sống nhưng nếu quá nhiều nước sẽ gây ngập úng, nhấn chìm tất cả.
3. Cách Tính Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Mỗi người khi được sinh ra sẽ mang một thiên can, cung mệnh riêng và dựa theo Ngũ Hành có thể xác định được tính cách, vận mệnh cũng như những khía cạnh tương hợp, tương khắc.
Cách Xác Định Ngũ Hành Theo Năm Sinh
Những người có năm sinh giống nhau nhưng chưa chắc sẽ có cung mệnh như nhau vì còn phụ thuộc vào giới tính. Để xác định cung mệnh Ngũ Hành theo năm sinh, ta thực hiện theo cách sau:
– Cộng tất cả các con số trong ngày, tháng, năm sinh âm lịch.
– Lấy số đó chia cho 9.
- Nếu chia hết thì lấy kết quả tra bảng cung mệnh.
- Nếu không chia hết thì lấy số dư tra bảng cung mệnh.
Cách Xác Định Ngũ Hành Theo Độ Tuổi
Có thể xác định cung mệnh trong Ngũ Hành của một người dựa vào Thiên Can và Địa Chi của năm sinh âm lịch như sau:
Thiên Can trong phong thủy gồm 10 can được quy ước như sau:
Bảng quy ước Thiên Can theo các con số
Địa Chi tức là 12 con giáp, được quy ước như sau:
Số | Tuổi |
0 | Tý, Sửu, Ngọ và Mùi |
1 | Dần, Mão, Thân và Dậu |
2 | Thìn, Tỵ, Tuất và Hợi |
Bảng quy ước Địa Chi theo các con số
Để tính cung mệnh, ta lấy Thiên Can + Địa Chi = Mệnh.
- Nếu Mệnh ≤ 5 thì lấy số đó tra quy ước cung mệnh.
- Nếu Mệnh > 5 thì ta trừ đi 5 rối lấy kết quả tra quy ước cung mệnh.
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tương ứng số gì? Ta có bảng cung mệnh Ngũ Hành được quy ước thành các con số như sau:
- Kim là 1.
- Thủy là 2.
- Hỏa là 3.
- Thổ là 4.
- Mộc là 5.
4. Bảng Tra Cứu Cung Mệnh Theo Năm Sinh
Nếu bạn không biết mình thuộc mệnh gì, hay Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ năm sinh tương ứng như thế nào thì có thể tra cứu bảng cung mệnh theo năm sinh dưới đây.
Năm sinh | Cung Mệnh | Mệnh |
1948, 1949, 2008, 2009 | Hỏa | Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
1950, 1951, 2010, 2011 | Mộc | Tùng Bách Mộc (Cây tùng bách) |
1952, 1953, 2012, 2013 | Thủy | Trường Lưu Thủy (Dòng nước lớn) |
1954, 1955, 2014, 2015 | Kim | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
1956, 1957, 2016, 2017 | Hỏa | Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới chân núi) |
1958, 1959, 2018, 2019 | Mộc | Bình Địa Mộc (Cây ở đồng bằng) |
1960, 1961, 2020, 2021 | Thổ | Bích Thượng Thổ (Đất trên vách) |
1962, 1963, 2022, 2023 | Kim | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạch kim) |
1964, 1965, 2024, 2025 | Hỏa | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn dầu) |
1966, 1967, 2026, 2027 | Thủy | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
1968, 1969, 2028, 2029 | Thổ | Đại Dịch Thổ (Đất thuộc 1 khu lớn) |
1970, 1971, 2030, 2031 | Kim | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
1972, 1973, 2032, 2033 | Mộc | Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu) |
1974, 1975, 2034, 2035 | Thủy | Đại Khê Thủy (Nước dưới khe lớn) |
1976, 1977, 2036, 2037 | Thổ | Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong cát) |
1978, 1979, 2038, 2039 | Hỏa | Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời) |
1980, 1981, 2040, 2041 | Mộc | Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu) |
1982, 1983, 2042, 2043 | Thủy | Đại Hải Thủy (Nước đại dương) |
1984, 1985, 2044, 2045 | Kim | Hải Trung Kim (Vàng dưới biển) |
1986, 1987, 2046, 2047 | Hỏa | Lô/Lư Trung Hỏa (Lửa trong lò) |
1988, 1989, 2048, 2049 | Mộc | Đại Lâm Mộc (Cây trong rừng lớn) |
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931 | Thổ | Lộ Bàng Thổ (Đất giữa đường) |
1992, 1993, 2052, 2052, 1932, 1933 | Kim | Kiếm Phong Kim (Váng đầu mũi kiếm) |
1994, 1995, 2053, 2054, 1934, 1935 | Hỏa | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
1996, 1997, 2055, 2056, 1936, 1937 | Thủy | Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe) |
1998, 1999, 2057, 2058, 1938, 1939 | Thổ | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
2000, 2002, 2059, 2060, 1940, 1941 | Kim | Bạch Lạp Kim (Vàng trong nến rắn) |
2002, 2003, 2061, 2062, 1942, 1943 | Mộc | Dương Liễu Mộc (Cây dương liễu) |
2004, 2005, 2063, 2064, 1944, 1945 | Thủy | Tuyền Trung Thủy (Dưới giữa dòng suối |
2006, 2007, 2065, 2066, 1946, 1947 | Thổ | Ốc Thượng Thổ (Đất trên nóc nhà) |
Bảng thống kê cung mệnh trong Ngũ Hành theo năm sinh
5. Màu Sắc Tượng Trưng Cho Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Mỗi một yếu tố trong Ngũ Hành sẽ được biểu thị bởi một màu sắc riêng biệt. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ màu sắc là sự pha trộn liên tiếp giữa những màu có liên quan với nhau để đại diện cho từng nguyên tố trong Ngũ Hành chứ không phải là một màu đơn lẻ. Cụ thể như sau:
- Hành Kim: Trắng, xám và ghi
- Hành Thủy: Đen, xanh nước biển
- Hành Mộc: Xanh lục
- Hành Hỏa: Đỏ, hồng, tím
- Hành Thổ: Vàng, nâu đất
Những chia sẻ về Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cũng như quy luật Ngũ Hành tương sinh tương khắc của Batdongsan.com.vn trên đây hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích đến độc giả. Dựa vào Ngũ Hành có thể biết được vận mệnh, tính cách và đôi khi còn dự đoán được tương lai. Tìm hiểu sâu về quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành có thể giúp bạn ứng dụng được trong cuộc sống, nhất là trong khía cạnh phong thủy nhà ở.
Hà Linh
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Công ty cổ phần PropertyGuru Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.